Top 7 Loại Mắc Cài Chỉnh Nha Đáng Đầu Tư Nhất Hiện Nay

Không biết lựa chọn loại mắc cài nào là phù hợp nhất cho mỗi ca lâm sàng? Đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu top 7 loại mắc cài chỉnh nha đáng đầu tư cho phòng khám nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!

Mắc cài kim loại là loại mắc cài truyền thống đáng đầu tư nhất hiện nay trong điều trị chỉnh nha. Có cấu tạo từ thép không gỉ (Stainless Steel), hợp kim Niken-Titan hoặc ít phổ biến hơn là Cobalt-Chrom (Co-Cr Alloy) đều là những chất liệu có khả năng chịu lực tốt, chống ăn mòn và có độ bền cao rất thích hợp cho các ca cần lực kéo mạnh và dịch chuyển răng phức tạp.

Mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại

Đối tượng phù hợp để sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại là những người không quá quan trọng tính thẩm mỹ hoặc các bệnh nhân có sai lệch khớp cắn nặng.

Ưu điểm

  • Có thiết kế chuẩn xác, khe mắc cài ít sai số giúp dễ đưa dây cung, dễ canh chỉnh torque, tip, rotation.
  • Ma sát thấp, kết hợp tốt với dây cung, giúp di chuyển răng nhanh và ổn định từ đó giảm thời gian điều trị.
  • Độ bền tốt, khả năng chịu lực và tính chống ăn mòn cao.
  • Chi phí thấp, dễ tư vấn cho học sinh, sinh viên hoặc bệnh nhân có ngân sách hạn chế. 
  • Dễ điều chỉnh khi gặp sự cố bất ngờ như bung hoặc gãy mắc cài

Nhược điểm

  • Kém thẩm mỹ nên khó tư vấn cho người lớn tuổi, nhân viên văn phòng hoặc người thường xuyên giao tiếp.
  • Có thể gây tổn thương mô mềm nếu như có gờ sắc hoặc hook dài.

Một số thương hiệu uy tín cung cấp mắc cài kim loại chất lượng cao có thể kể đến như: SIA (Ý), Ortho Arch (Mỹ),…

Mắc cài sứ là lựa chọn lý tưởng cho những bệnh nhân quan tâm đến tính thẩm mỹ nhưng vẫn muốn sử dụng phương pháp mắc cài cố định. Loại mắc cài này được chế tạo từ vật liệu gốm sứ y tế, có màu sắc tương đồng với men răng tự nhiên, giúp mắc cài trông tự nhiên hơn trong suốt quá trình sử dụng.

Mắc cài sứ
Mắc cài sứ

Thương hiệu nổi bật trong phân khúc này phải kể đến là SIA (Ý) – đặc trưng bởi kẹp lò xo Nickel-Titanium và lớp phủ Rhodium. Đặc tính của Nickel-Titanium là đảm bảo hoạt động an toàn, không biến dạng trong suốt thời gian điều trị. Đồng thời, lớp phủ Rhodium giúp tăng tính thẩm mỹ, không bị lộ mắc cài trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm

  • Giúp bệnh nhân tự tin, nhờ đó hợp tác điều trị tốt hơn.
  • Chất liệu sứ an toàn, phù hợp với bệnh nhân nhạy cảm.
  • Đáp ứng yêu cầu chỉnh nha trong đa số ca lâm sàng.
  • Giảm ma sát, hỗ trợ di chuyển răng hiệu quả, giảm số lần tái khám.

Nhược điểm

  • Dễ vỡ nếu va chạm mạnh.
  • Ma sát cao hơn mắc cài kim loại.
  • Giá thành cao.
  • Đòi hỏi tay nghề cao từ bác sĩ.

Tương tự mắc cài sứ, mắc cài pha lê là dòng mắc cài thẩm mỹ ở phân khúc tầm trung, được chế tác từ tinh thể pha lê trong suốt. Với khả năng tiệp màu răng tốt và độ sáng tự nhiên, loại mắc cài này phù hợp với những bệnh nhân có nhu cầu chỉnh nha mà vẫn muốn duy trì diện mạo tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Mắc cài pha lê
Mắc cài pha lê

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao, gần như trong suốt, khó nhận biết khi nhìn gần.
  • Bề mặt nhẵn mịn, khó bám màu thực phẩm.
  • Chất liệu an toàn, không gây kích ứng mô mềm.

Nhược điểm

  • Ma sát cao hơn mắc cài kim loại, có thể làm chậm tiến trình di chuyển răng.
  • Kích thước lớn hơn đôi chút, dễ gây cộm trong giai đoạn đầu.
  • Dễ nứt hoặc vỡ nếu bị va chạm mạnh.

Mắc cài sapphire là dòng mắc cài thẩm mỹ thuộc phân khúc cao cấp, được chế tạo từ tinh thể sapphire nguyên chất, nung kết ở nhiệt độ cao để tạo thành vật liệu có độ cứng và trong suốt. Phù hợp với bệnh nhân yêu cầu tiêu chuẩn thẩm mỹ và độ tinh xảo tối đa trong điều trị chỉnh nha.

Mắc cài sapphire
Mắc cài sapphire

Ưu điểm

  • Trong suốt gần như tuyệt đối, tính thẩm mỹ cao.
  • Độ bền cơ học cao hơn mắc cài pha lê và sứ.
  • Chống bám màu tốt, duy trì vẻ ngoài sáng bóng trong suốt quá trình niềng.

Nhược điểm

  • Ma sát cao, cần kết hợp với dây cung phù hợp.
  • Do độ cứng và độ bám cao, khi tháo cần kỹ thuật chính xác để tránh gây tổn thương men răng.
  • Là một trong những loại mắc cài thẩm mỹ có giá cả đắt nhất đến thời điểm hiện tại.

Mắc cài cánh cam là loại mắc cài có thiết kế độc đáo với hình dáng mô phỏng chú cánh cam đáng yêu. Nhờ thiết kế tinh gọn, vật liệu này hỗ trợ bác sĩ thao tác dễ dàng, giúp rút ngắn thời gian điều trị chỉnh nha.

Mắc cài cánh cam.
Mắc cài cánh cam.

Ưu điểm

  • Thiết kế cánh cam mở rộng giúp dây cung cố định chắc chắn, tăng khả năng kiểm soát di chuyển răng.
  • Mắc cài bám tốt vào răng, giảm nguy cơ bong mắc cài trong quá trình điều trị.
  • Dễ buộc dây, dễ quan sát, tiết kiệm thời gian trên ghế chỉnh nha.
  • Phù hợp với các ca chỉnh nha phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.

Nhược điểm

  • Không có cơ chế tự buộc nên mất thời gian buộc dây.
  • Hạn chế trong các trường hợp cần lực kéo siêu nhẹ hoặc điều trị kết hợp khí cụ phức tạp.
  • Chi phí khá cao (đặc biệt là chất liệu sứ).

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm, tuy nhiên mắc cài cánh cam vẫn ít phổ biến bởi chi phí khá cao nhưng lại không quá nổi bật về tính thẩm mỹ. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn mắc cài kim loại, với tính thẩm mỹ tương đương nhưng lại tiết kiệm chi phí đáng kể.

Mắc cài mặt trong là một sự lựa chọn tối ưu về mặt thẩm mỹ khi mắc cài được gắn ở mặt trong của răng, hoàn toàn không bị lộ ở phía bên ngoài. Đặc điểm nổi bật của loại này là được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, phù hợp với từng cung răng cụ thể nên đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao để thực hiện.

Mắc cài mặt trong
Mắc cài mặt trong

Ưu điểm

  • Tối ưu thẩm mỹ – mắc cài hoàn toàn khuất tầm nhìn.
  • Hiệu quả tương đương mắc cài ngoài.

Nhược điểm

  • Yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thao tác lâu hơn mắc cài ngoài.
  • Giá thành cao.
  • Có thể gây cộm, xước lưỡi, ảnh hưởng phát âm trong giai đoạn đầu.
  • Hạn chế với các trường hợp cần kiểm soát lực phức tạp hoặc răng chen chúc nhiều.
  • Khó vệ sinh răng miệng trong quá trình chỉnh nha.

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nổi bật về tính thẩm mỹ, tuy nhiên mắc cài mặt trong dễ gây các tình trạng cộm, xước lưỡi, khó vệ sinh răng miệng. Đặc biệt trong thời gian dài điều trị chỉnh nha, sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân rất nhiều.

Để tránh tình trạng này, các bác sĩ phòng khám có thể tư vấn giải pháp điều trị khác, có tính thẩm mỹ tương tự nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đời sống sinh hoạt, không gây khó chịu trong quá trình điều trị. Trong số đó, mắc cài sứ hoặc mắc cài pha lê là những lựa chọn đáng cân nhắc, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa giúp bệnh nhân tự tin hơn trong quá trình niềng răng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

Mắc cài tự buộc là bước tiến vượt trội giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị chỉnh nha. Cơ chế tự động giữ dây cung thông qua nắp trượt hoặc lẫy khóa giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào dây thun, từ đó giảm ma sát và rút ngắn thời gian điều trị.

Phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc sẽ phù hợp với những bệnh nhân có lịch trình bận rộn, ưu tiên cách điều trị nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Mắc cài tự buộc
Mắc cài tự buộc

Ưu điểm

  • Hệ thống nắp tự khóa giúp dây cung trượt linh hoạt.
  • Ít tái khám hơn, thao tác đóng mở nắp nhanh.
  • Không dùng thun buộc nên ít tích tụ mảng bám.
  • Giảm đau, ít gây khó chịu nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn mắc cài thường.
  • Đòi hỏi kỹ thuật gắn chuẩn xác hơn.

Các loại mắc cài tự buộc phổ biến, được nhiều phòng khám nha khoa tin tưởng lựa chọn có thể kể đến: Mắc cài kim loại tự buộc Zip Roth, Mắc cài sứ tự buộc Zip C Roth,…

Việc lựa chọn mắc cài phù hợp cần xem xét yếu tố thẩm mỹ, giá thành, kỹ thuật điều trị và nhóm bệnh nhân mục tiêu. Mỗi loại mắc cài có ưu điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp khác nhau.

Trên đây là top 7 loại mắc cài chỉnh nha đáng đầu tư nhất hiện nay, những ưu và nhược điểm của từng loại. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các y bác sĩ phòng khám sẽ lựa chọn được loại mắc cài phù hợp với từng bệnh nhân của mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
Lên đầu trang
Liên hệ